Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Mở rộng cánh cửa với nghiên cứu khoa học

Chủ nhật - 21/02/2016 20:38
Trường Đại học Công nghệ đã hình thành phong trào nghiên cứu khoa học ngay từ khi thành lập. Truyền thống cùng môi trường nghiên cứu tích cực và đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết đã trở thành những yếu tố phát triển nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
 
Tạo ra môi trường nghiên cứu tích cực
Trường Đại học Công nghệ là một trong những trường thành viên tích cực của Đại học Quốc gia Hà Nội trong nghiên cứu khoa học với mục tiêu “trở thành trường ĐH nghiên cứu tiêu biểu của hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam, đạt trình độ tiên tiến khu vực năm 2020”. Vì vậy, trong 10 năm qua Nhà trường đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp và cải thiện cơ sở vật chất bằng cách xây dựng thêm các phòng thí nghiệm để thu hút giảng viên, các nhà nghiên cứu trẻ.           
Bên cạnh đó, tính chất hoạt động nghiên cứu của Nhà trường cũng chuyển mạnh từ các nội dung nghiên cứu cơ bản sang các đề tài trong các chương trình nghiên cứu ứng dụng và phát triển giải pháp công nghệ, cả về số lượng đề tài lẫn về kinh phí thực hiện. Nhờ đó, các sản phẩm KHCN ứng dụng, được chuyển giao cũng ngày càng nhiều (giai đoạn năm 2006-2010: 9 sản phẩm; từ năm 2010-nay: 14 sản phẩm). Ngay đến kinh phí đề tài cũng tăng lên sau 10 năm (năm 2004: 1,38 tỷ đồng; năm 2013: 12 tỷ đồng).
Hoạt động nghiên cứu đã trở thành nhu cầu hàng ngày của mỗi cán bộ, giảng viên và là công cụ hữu ích để giảng viên kết hợp công tác giảng dạy, và công tác biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy. Mỗi giảng viên dành khoảng 1/3 thời gian làm việc cho hoạt động nghiên cứu. Từ đó, nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu là hai công việc mang tính chuyên nghiệp giúp các thầy cô tìm kiếm, phát hiện bồi dưỡng chuyên môn, năng lực thực hành cho người học, đặc biệt hình thành thói quen, niềm say mê nghiên cứu khoa học. Bởi vây, người giảng viên trong các trường đại học phải là một nhà khoa học bên cạnh vai trò nhà giáo. GS.TS. Nguyễn Năng Định, Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh khẳng định, một trường đại học nghiên cứu nhất định phải có những nhóm nghiên cứu trẻ và mạnh để cập nhật được kiến thức trong giảng dạy và nghiên cứu. Ở nước ngoài, các trường đại học có nhóm nghiên cứu và là cơ sở phát triển tư duy sáng tạo của tập thể. Nhưng các nhóm phải hình thành theo bản năng, say mê khoa học và năng lực của nhà khoa học đã được công nhận. 
Từ năm 2010 đến nay, phong trào nghiên cứu khoa học phát triển nên số lượng các sản phẩm của Nhà trường tiếp tục tăng lên và đạt những thành tựu mới với bốn sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ, đang thẩm định; một sản phẩm đạt Huy chương đồng Hội chợ Công nghệ QT tổ chức tại Đài Loan; hai Sản phẩm Cúp vàng Hội chợ Công nghệ và Thiết bị Quốc tế tổ chức tại Việt Nam năm 2012; hai sản phẩm được chuyển giao ứng dụng (Trường nhà, thiết bị trường học) và năm nhóm sản phẩm tiềm năng.
Yếu tố con người hình thành phong trào       
Khi môi trường nghiên cứu đã hình thành thì yếu tố con người sẽ quyết định đến định hướng phát triển phong trào nghiên cứu khoa học. Ngay từ những ngày đầu tiên thành lập, nghiên cứu khoa học đã trở thành nền tảng của trường ĐHCN và mỗi cán bộ là linh hồn để hình thành nền tảng đó. Nhà trường có đội ngũ cán bộ khoa học mạnh với 73% giảng viên cơ hữu có học vị tiến sĩ trở lên, tỷ lệ GS, PGS đạt trên 25%. Hiện nay, trường có 15 nhóm nghiên cứu với 2 nhóm nghiên cứu mạnh nhận được khen thưởng cấp ĐHQGHN năm 2014.
Với 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu khoa học với 10 năm đóng góp nghiên cứu khoa học tại trường ĐHCN, ngay khi về trường GS.TS.Nguyễn Năng Định đã tạo lập được nhóm nghiên cứu. Hiện tại, nhóm có hơn 10 thành viên đều là các tiến sĩ, nghiên cứu sinh còn rất trẻ đang giảng dạy, nghiên cứu tại Nhà trường. GS.TS. Nguyễn Năng Định chia sẻ, Nhà trường đã khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ để nuôi dưỡng niềm nhiệt huyết đam mê. Từ cơ sở đó, giảng viên ở các khoa tự hình thành nên các nhóm nghiên cứu trẻ. Đặc biệt là, nhóm trưởng có định hướng nghiên cứu và tích cực để tạo thành được đặc trưng của nhóm. Tại trường ĐHCN, nghiên cứu khoa học đã trở thành truyền thống với đội ngũ kế cận trẻ, nhiệt huyết và đam mê để tiếp nối các hướng nghiên cứu. Chưa kể, môi trường của trường ĐHCN rất thuận lợi cho nghiên cứu khoa học với cơ chế mở để các thành viên và nhóm trưởng tự do sáng tạo.
Nhà trường đều khuyến khích, tạo điều kiện để mỗi khoa hình thành các nhóm nghiên cứu với tuổi đời rất trẻ, nhưng đã tạo lập được phong trào cùng với nhiều sản phẩm KHCN như nhóm nghiên cứu tin sinh học của TS. Lê Sỹ Vinh với tám thành viên là NCS, TS còn rất trẻ tại trường ĐHCN. Nhóm nghiên cứu Tin Sinh học được thành lập đều xuất phát từ đam mê tạo ra sản phẩm KHCN phục vụ nhu cầu xã hội với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà trường trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, nhóm đã công bố và có kết quả đầu tiên về việc nghiên cứu xây dựng và phân tích hệ gen người Việt. Trong 5 năm vừa qua, nhóm tập trung nghiên cứu bài toán liên quan đến phân tích hệ gen người và cụ thể là hệ gen người Việt. Đây được coi là một trong các bước đột phá khoa học quan trọng nhất trong thế kỉ 21, và là bước đi đầu tiên để chúng ta tiếp tục tiến hành các dự án lớn về hệ gen người Việt tiếp theo một cách đồng bộ, vừa nâng cao trình độ nghiên cứu vừa phát triển các ứng dụng hiện đại, vừa góp phần chăm lo sức khoẻ người Việt và phát triển kinh tế-xã hội.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về

Thổng kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 34


Hôm nayHôm nay : 36610

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 434889

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8968958