Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Hơn 40 diễn giả tham gia hội thảo “Chất lượng không khí vùng châu Á”

Chủ nhật - 21/02/2016 20:39
Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN), ĐHQGHN cùng với trường đại học Maryland-Mỹ, Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia (NIES) - Nhật Bản đăng cai và đồng tổ chức hội thảo quốc tế về Công nghệ tích hợp liên ngành và ứng dụng trong quản lý chất lượng không khí vùng Châu Á từ ngày 24/06-26/06.
 
Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác khoa học và công nghệ giữa trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN và Đại học Maryland, Mỹ với sự tham gia hơn 70 người đến từ 14 quốc gia. Hội thảo này cũng là một trong những hoạt động quan trọng trong tổng thể hướng tới kỷ niệm 10 năm ngày thành lập trường và 15 năm ngày truyền thống của Trường ĐHCN.
Đến dự hội thảo về phía ĐHQGHN gồm GS.TS. Nguyễn Hữu Đức- Phó Giám đốc ĐHQGHN. Về phía trường ĐHCN gồm PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bình- Hiệu trưởng nhà trường, GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy- Phó hiệu trưởng nhà trường. Về phía trường ĐH Maryland gồm GS.TS. Chris Justice- Khoa Địa lí, PGS.TS. Krishna Prasad Vadrevu; TS. Toshimasa Ohara- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu môi trường khu vực.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS. Nguyễn Hữu Đức bày tỏ niềm vui mừng và đánh giá cao khi trường ĐHCN là một trong những đơn vị phối hợp tổ chức hội nghị này. Đồng thời, GS.TS gửi lời cảm ơn đến trường ĐHCN, trường ĐH Maryland cùng NIES vì những cảm tình, sự hợp tác và hỗ trợ dành cho Việt Nam. Tôi hi vọng trong tương lai sự hợp tác này ngày càng phát triển hơn nữa. Hội thảo lần này chủ đề đều tập trung phát triển giáo dục và nghiên cứu cho việc cải thiện chất lượng sống ở Việt Nam. Điều này sẽ mang lại nhiều thông tin về KHCN và cải thiện nghiên cứu cho các trường đại học Việt Nam. Từ đó, các nhà khoa học của trường ĐHCN có thể tận dụng cơ hội này để liên lạc với các nhà khoa học quốc tế về kinh nghiệm phát triển nghiên cứu.
Hội thảo nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu liên ngành của Nhà trường, tăng cường hợp tác trong và ngoài nước ở lĩnh vực công nghệ tích hợp liên ngành; tạo điều kiện để các nhà khoa học công nghệ của Việt Nam trao đổi kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu, triển khai ứng dụng; góp phần nâng cao vị thế cũng như quan hệ quốc tế của trường ĐHCN nói riêng và của ĐHQGHN nói chung. Trong thời gian qua, phát thải khí nhà kính (GHG) và những chất gây ô nhiễm môi trường có thời gian tồn tại ngắn (SLCP) ở các vùng khu vực Châu Á ngày càng tăng, do sự gia tăng dân số nhanh chóng và các hoạt động công nghiệp. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là định lượng được các hệ số GHG và SLCP từ các nguồn khác nhau và hiểu được sự ảnh hưởng của chúng đến khí hậu. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải tiếp cận từ cả hai hướng: từ trên xuống (viễn thám sử dụng vệ tinh) và từ dưới lên (thu thập  dữ liệu sử dụng cảm biến mặt đất).
Thông qua tổ chức Quan sát toàn cầu về rừng và lớp phủ (GOFC-GOLD), Mạng lưới Thông tin và Nghiên cứu Vùng Đông Nam Á (SEARRIN), cùng với việc liên kết với các dự án quốc tế trong và ngoài nước, hội thảo hướng tới các mục tiêu: xem xét và đánh giá các hệ phương pháp luận liên quan đến phát xạ của khí nhà kính và những chất gây ô nhiễm môi trường có thời gian tồn tại ngắn từ những nguồn khác nhau; tìm hiểu tầm ảnh hưởng của khí nhà kính và hóa chất tới khí hậu địa phương; khám phá tiềm năng của dữ liệu viễn thám để định lượng chất gây ô nhiễm, hóa chất và mức độ ô nhiễm; xem xét các phương pháp mô hình hóa nhằm xác định đặc điểm của các phát xạ; đẩy mạnh những hoạt động của Mạng lưới SEARRIN trong vùng Châu Á qua việc nhận diện những đầu mối liên lạc mới của Mạng lưới.
Trong chương trình hội thảo sẽ có 43 diễn giả là các nhà quản lý, nhà khoa học hàng đầu quốc tế và Việt Nam đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu lớn gồm như Mỹ (8 diễn giả), Nhật Bản (14 diễn giả), Châu Âu (2 diễn giả), Việt Nam (12 diễn giả), In-đô-nê-xi-a (2 diễn giả). Mỗi nước Mianma, Ấn Độ, Thái Lan, Lào và Phi-lip-pin có một diễn giả tham gia.
Nội dung của hội thảo quốc tế về “Chất lượng không khí vùng châu Á” còn tập trung vào thảo luận về các dự án và chiến dịch về vấn đề ô nhiễm không khí ở châu Á; báo cáo đánh giá lượng khí thải do con người ở châu Á; các chương trình quan sát Trái đất và các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu lớp phủ đất, hiện trang sử dụng đất, ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính và điều phối các hoạt động; phát thải từ cháy rừng và sinh khối; sol khí khí quyển, biến đổi khí hậu và chất lượng không khí; ứng dụng viễn thám và công nghệ tích hợp về quản lý chất lượng.
              
Sự thành công của Hội thảo đã mở rộng cơ hội để tổ chức các Hội thảo tiếp theo về chủ đề này. Hội thảo cũng đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa ĐH Maryland, Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia (NIES) và ĐHQGHN cũng như GOFC-GOLD và Trung tâm Đông Nam Á về Phân tích, Nghiên cứu và Đào tạo (START).
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về

Thổng kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 65


Hôm nayHôm nay : 12045

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 446210

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8980279