Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

GS.TS.NGƯT Nguyễn Năng Định: Nhóm nghiên cứu mạnh cần có và duy trì truyền thống nghiên cứu khoa học

Chủ nhật - 21/02/2016 21:07
Nhóm nghiên cứu “Vật lý và công nghệ tổ hợp nano hữu cơ ứng dụng trong y- sinh và môi trường”, là một trong bốn nhóm được đề xuất khen thưởng “Nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN năm 2014”. Nhóm đã có ba sản phẩm công nghệ và 10 công trình tiêu biểu thuộc tạp chí ISI.
Nếu được chọn, vẫn “say” với nghiên cứu khoa học
GS.TS.NGƯT Nguyễn Năng Định là giảng viên cao cấp khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano (VLKT&CNNN), trưởng nhóm nghiên cứu đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học (NCKH). Ngay từ năm 1982, tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Năng Định đã tập hợp các nghiên cứu viên để hình thành một nhóm nghiên cứu ở Viện Khoa học  Vật  liệu (KHVL). Đến năm 2003, khi được về trường Đại học Công nghệ-ĐHQGHN công tác, giáo sư đã xác định xây dựng khoa có nhóm nghiên cứu mạnh về khoa học và công nghệ nano.
 
GS quan niệm: “Là một giảng viên phải có nghiên cứu mới cập nhật được kiến thức của nhân loại. Ở các trường đại học nước ngoài đều có các nhóm nghiên cứu mạnh để phát triển tư duy sáng tạo của một tập thể. Nhưng, trước hết nhóm nghiên cứu phải được hình thành một cách tự nhiên do nhu cầu NCKH và do năng lực của các nhà khoa học với niềm say mê nghiên cứu khám phá. Từ đó, các thành viên được quy tụ thành nhóm với cùng mục tiêu và định hướng phát triển. Tiếp theo, sự hỗ trợ của nhà trường, nhà nước sẽ là thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển và duy trì bền vững nhóm nghiên cứu”.
Khi chia sẻ về niềm say mê nghiên cứu khoa học của bản thân và nhóm nghiên cứu, GS tươi cười nhận xét: "... thiếu thốn về vật chất con người có thể khắc phục, nhưng thiếu thốn về tinh thần thì rất khó có thể bù đắp". Với tuổi đời 65, đối với một GS, cuộc sống đã qua thật không dễ dàng nhưng đến bây giờ GS.TS. Nguyễn Năng Định đã tự thỏa mãn với những gì bản thân GS đã làm được do niềm đam mê khoa học đem lại. “Nếu được bắt  đầu lại một lần nữa, tôi vẫn chọn nghệ làm khoa học, đó là vì niềm đam mê khoa học có ý nghĩa rất lớn lao, nó cho tôi một cuộc sống hài hòa giữa vật chất và văn hóa tinh thần”-GS.TS. Nguyễn Năng Định bày tỏ.  
Sản phẩm quan trọng nhất là đội ngũ tri thức trình độ cao
Đề cập đến tiêu chí hoạt động của nhóm, GS.TS.Nguyễn Năng Định nhấn mạnh, đã là nhóm nghiên cứu mạnh thì phải cho ra đời được các sản phẩm khoa học tương xứng. Sản phẩm khoa học trực tiếp của nhóm nghiên cứu là các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí ISI (hàng năm phải có có ít nhất 3 bài báo), các phát minh sáng chế, các sản phẩm chế thử ở trình độ quốc tế, tạo ra các sản phẩm mới, chuyển giao tri thức và công nghệ, góp phần vào sự phát triển của ĐHQGHN và sự phát triển của đất nước.
Ngay khi tập hợp được nhóm nghiên cứu “Vật lý và công nghệ tổ hợp nano hữu cơ ứng dụng trong y- sinh và môi trường”, GS đã xác định sản phẩm quan trọng nhất của nhóm là phát triển và duy trì đội ngũ tri thức có trình độ cao. Để lớp tiến sĩ trẻ sẽ kế tục liên tiếp những hướng nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, từ đó nhân rộng thành nhiều nhóm trong một trường và trong toàn ĐHQGHN.
Sản phẩm thứ hai của nhóm là sự thành công trong hợp tác quốc tế. Trong vòng 5-7 năm trở lại đây, nhóm đã thiết lập được quan hệ hợp tác chặt chẽ với các thành viên như Đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc), Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST), ĐH Concordia (Canada), v.v.…
Đã làm nghiên cứu khoa học ngoài các công trình cơ bản thì việc làm ra những sản phẩm ứng dụng, và triển khai thực tế luôn được nhóm ấp ủ. GS. TS.Nguyễn Năng Định cho biết, để tìm ra được sản phẩm gọn nhẹ như hiển vi quang y sinh nhóm đã mất hơn 5 năm, từ ý tưởng cho đến hoàn thành sản phẩm. Với sự kết hợp chặt chẽ với các chuyên gia y sinh từ đến từ Sinh học, Viện HLKHCNVN, Viện Quân y, Bộ Quốc phòng nhóm đã thực hiện thành công ý tưởng đưa hiệu ứng huỳnh quang tăng cường của các hạt nano bán dẫn vào phát hiện nhanh vết khuẩn. Từ đó hình thành một sản phẩm là thiết bị quang y sinh gọn nhẹ phát hiện vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Trên thực tế các loại khuẩn đều có thể phát hiện chính xác tại các phòng thí nghiệm hiên đại với thiết bị tiên tiến, phân giải cao.
Sơ đồ cấu tạo hệ HQYS
Tuy nhiên, các mẫu mầm bệnh phải đem về các Viện tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu phát hiện khuẩn trực tiếp ở vùng sâu vùng xa, Nhóm nghiên cứu muốn tạo ra sản phẩm có tính năng như  như một phòng thí nghiệm nhỏ không cần đến điện lưới, có thể mang theo hay nói cách khác hệ thiết bị kiểu "Lab.-on-a-chip". Đây là sản phẩm được nhóm tâm đắc vì nó mang tính đa ngành, từ vật lí linh kiện đến công nghê nano, y sinh và môi trường … Kết hợp với Viện KHVL, Viện HLKHCNVN, Nhóm cũng đã chế tạo thành công các loại đèn chiếu sáng rắn (solid-state lighting), không những tiết kiệm điện năng mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đèn chiếu sáng này ước tính tiêu thụ điện năng chỉ bằng 10% so với các loại đèn hiện nay.
Hệ HQYS
Trong quá trình hoạt động NCKH, bản thân GS.TS. Nguyễn Năng Định và các thành viên trong nhóm gặp không ít khó khăn trong cuộc sống cũng như điều kiện cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, tài chính còn hạn chế. Nhưng chính niềm đam mê khoa học đã tạo ra động lực to lớn, giúp nhóm vượt qua mọi khó khăn để có được thành công trong khoa học.
Nghiên cứu khoa học là sự nghiệp cả đời
Đối với một nhà khoa học, những sản phẩm có giá trị như những đứa con tinh thần, mang lại niềm hành phúc và lòng say mê sáng tạo trong khoa học. GS chia sẻ, những “đứa con tinh thần” là kết quả của cả quá trình lao động sáng tạo dày công - quá trình "mang nặng đẻ đau". Có những sản phẩm phải trải qua thời gian tích lũy kinh nghiệm 5 năm, 10 năm, thậm chí cả cuộc đời mới hoàn thiện. Khát vọng về các sản phẩm của nhóm thì đã có từ rất lâu, tuy nhiên gần đây, một số sản phẩm tâm đắc bắt đầu hình thành, cũng là kết quả tích lũ kinh nghiệm hàng chục năm nghiên cứu, chứ không phải ngày một ngày hai. Vì vậy, cho đến nay có nhiều nhà khoa học, để có được giải thưởng cao quý như giải Nobel, họ đã phải hi sinh cả cuộc đời của mình”.
Trong thời gian tới, nhóm sẽ tập trung nghiên cứu và dự kiến cho ra các sản phẩm như hệ HQYS hoạt động “in-situ” nhằm phát hiện nhanh một số loại khuẩn; pin mặt trời chấm lượng tử (QSC) và hữu cơ (OSC) giá thành hạ; thết bị cảm biến/sensor phát hiện và xác định nồng độ khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Để ĐHQGHN có thêm nhiều nhóm nghiên cứu mạnh, GS.TS.Nguyễn Năng Định cho rằng, ĐHQG cần có chính sách hợp lý có tính khả thi cao để các nhóm nghiên cứu ở các trường như ĐHCN nói riêng và toàn ĐHQGHN nói chung có cơ hội hình thành và phát triển. Đồng thời, nhân rộng kinh nghiệm xây dựng nhóm NCM hiện có ở ĐHQGHN cùng với chính sách đãi ngộ tốt nhất đối các nhà khoa học trẻ có niềm đam mê nghiên cứu khao học.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về

Thổng kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 42


Hôm nayHôm nay : 11576

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 442780

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8976849