Hỏi đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021

Ngày 22-5-2016 là ngày hội bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Đây là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước và địa phương.

 

Trong suốt quá trình từ khi chuẩn bị cho đến ngày bầu cử, cử tri có nhiều quyền. Đó là quyền lựa chọn người ứng cử; quyền được nghe chương trình hành động và chất vấn ứng cử viên; quyền được tự mình cầm lá phiếu đi bầu.

 

Cử tri dự hội nghị cử tri để nghe ứng cử viên trình bày chương trình hành động, ghi nhớ rõ ứng cử viên nói gì, có sức thuyết phục hay không? Đối với ứng cử viên tái cử, cử tri còn xem xét trong nhiệm kỳ trước họ có làm tròn nhiệm vụ người đại biểu nhân dân hay không? Ngoài ra, cử tri cần tìm hiểu thật kỹ tiểu sử từng ứng cử viên,...  rồi căn cứ vào tiêu chuẩn chất lượng người đại biểu mà quyết định bầu ai không bầu ai trong ngày bầu cử.

 

Ngày bầu cử, cử tri tự mình cầm lá phiếu đi bầu, đó là quyền cơ bản và quan trọng nhất của cử tri được luật pháp quy định. Theo đó, mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ĐBQH và một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND. Điều nhấn mạnh là cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu thay.

 

Từ nay đến ngày bầu cử ĐBQH khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 không xa. Mỗi cử tri cần nhận thức rõ các quyền của mình. Thành công của cuộc bầu cử phụ thuộc vào việc cử tri thực hiện tốt các quyền của mình, trong đó việc tham gia đi bầu đông, đủ là yếu tố quan trọng nhất.

 

>> Hỏi – đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021

Nguồn: baoapbac.vn và http://quochoi.vn/hdbc/Pages/hoi-dap-ve-bau-cu.aspx