Học ngành Cao đẳng Dịch vụ pháp lý tại Trường ĐH Tiền Giang

NGÀNH CAO ĐẲNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ
 
1. Giới thiệu chung
Ngành đào tạo Cử nhân Cao đẳng Dịch vụ pháp lý. Chương trình đào tạo để người học có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn vững chắc về pháp luật; kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo; thái độ và đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực, đúng đắn; khả năng làm việc độc lập; và có ứng xử phù hợp pháp luật trong mọi tình huống.
                        
2. Kiến thức, kỹ năng
Sau khi hoàn thành Chương trình đào tạo Cao đẳng Dịch vụ pháp lý, người học có kiến thức và kỹ năng:
* Về kiến thức:
-  Hiểu biết về quan điểm, đường lối chính sách của Đảng;
- Có được kiến thức chung về pháp luật và hệ thống pháp luật hiện hành:
+ Kiến thức về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong Bộ máy nhà nước
+ Kiến thức pháp luật về thương mại và giải quyết các tranh chấp trong thương mại
+ Kiến thức về pháp luật dân sự và tố tụng dân sự
+ Kiến thức cơ bản về pháp luật hình sự và tố tụng hình sự
+ Kiến thức cơ bản về pháp luật hành chính và tố tụng hành chính
+ Cókiếnthức cơ bản về pháp luật quốc tế và bảo vệ tài nguyên môi trường
Về kỹ năng:
- Nhận biết, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý;
- Biết cách tra cứu các VBPL, lựa chọn và áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn;
- Có khả năng tư vấn soạn thảo các văn bản pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
- Có khả năng tư vấn giải quyết vấn đề pháp lý trong các tình huống và tranh chấp phát sinh của tổ chức, cá nhân thuộc các lĩnh vực: nhân thân, hộ tịch, thương mại, đầu tư, cạnh tranh; thuế, ngân hàng; bảo hiểm; đất đai, môi trường; kinh doanh bất động sản; chứng khoán;…
3.Những môn học chuyên ngành
- Các học phần cung cấp kiến thức pháp luật thuộc các chuyên ngành: Hiến pháp; Hành chính; Dân sự; Hình sự, Lao động; Tài chính; Ngân hàng; Thuế; Bảo hiểm; Đất đai; Tài nguyên môi trường; ...
- Các học phần đào tạo kỹ năng tra cứu, phân tích, vận dụng, thực thi pháp luật và tư vấn pháp lý: Kỹ thuật xây dựng VBPL; pháp luật về Tố tụng Hình sự, Dân sự, Hành chính; Luật Luật sư; Luật Quốc tế; công chứng, chứng thực; công tác hộ tịch; Thanh tra, khiếu tố; công tác hòa giải;...
-  Cuối khóa, sinh viên làm Khóa luận hoặc Thực tập tốt nghiệp.
4Vị trí việc làm mà người học có thể làm sau khi tốt nghiệp
- Làm việc ở vị trí tổ chức nhân sự; thư ký; chuyên gia tư vấn pháp luật
- Làm việc cho các văn phòng luật sư, công ty luật, văn phòng công chứng, thừa phát lại, công ty bảo hiểm;…
- Làm việc ở vị trí chuyên gia pháp lý thuộc lĩnh vực thương mại; bảo hiểm; quản lý lao động; chuyên viên đàm phán ký kết các hợp đồng thương mại; người đại diện để giải quyết các tranh chấp thương mại … cho doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài; tư vấn giải quyết quan hệ lao động tại các doanh nghiệp;
- Làm người tư vấn pháp lý thuộc các lĩnh vực: hộ tịch; tư pháp; đất đai, tài nguyên môi trường, thừa kế, tài chính, bảo hiểm, … hoặc đại diện theo pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng, giải quyết tranh chấp.
5. Thông tin khác
Sau khi tốt nghiệp, SV đủ điều kiện được học liên thông lên trình độ Đại học Dịch vụ pháp lý; Đại họcLuật.