Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Vị thế ngày càng lớn

Thứ sáu - 05/02/2016 03:42
Trường Đại học Công nghệ vừa trải qua giai đoạn phát triển của 5 năm đầu sau thành lập đạt được nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển đội ngũ, trở thành một trong những trường đại học thuộc nhóm các trường hàng đầu khối kỹ thuật và công nghệ của cả nước
Trường Đại học Công nghệ vừa trải qua giai đoạn phát triển của 5 năm đầu sau thành lập đạt được nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển đội ngũ, trở thành một trong những trường đại học thuộc nhóm các trường hàng đầu khối kỹ thuật và công nghệ của cả nước. Mọi hoạt động của Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHQGHN.
 
Môi trường nghiên cứu tích cực
Trong chiến lược phát triển, Nhà trường đã xác định vai trò khoa học công nghệ là nền tảng và xây dựng Trường ĐHCN thành trường đại học nghiên cứu. Đảng ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển môi trường nghiên cứu tích cực, nơi hoạt động nghiên cứu trở thành nhu cầu hằng ngày của mỗi cán bộ khoa học; tăng cường các biện pháp gia tăng nguồn kinh phí nghiên cứu, phát triển hợp tác nghiên cứu với tập đoàn, doanh nghiệp; phát triển các sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh có khả năng chuyển giao; chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đội ngũ cán bộ.  Vì vậy, trong 5 năm qua các thành quả hoạt động khoa học công nghệ rất nhiều và phong phú. Có thể thấy rằng để có được những thành công đó, một trong những điểm mấu chốt quan trọng chính là Nhà trường có một định hướng chiến lược đúng đắn, rõ ràng và phù hợp với thực tế.
 
Cán bộ khoa học của Trường đã thu hút được 75 đề tài, dự án nghiên cứu (3 cấp Nhà nước, 12 cấp Bộ, 40 cấp ĐHQGHN và 20 đề tài hợp tác), trong đó 80% từ nguồn kinh phí ngoài ĐHQGHN. Hiện tại, toàn trường có 16 nhóm nghiên cứu trong đó có 2 nhóm nghiên cứu được công nhận nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN. Ngoài ra, hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học đã thu hút được nhiều sinh viên, học viên trong Nhà trường.
Giai đoạn 2010 - 2015, số lượng công trình công bố trên tạp chí, hội nghị khoa học trong và ngoài nước tăng 2,95 lần so với giai đoạn 2005 - 2010. Trong đó, có 236 bài tạp chí quốc tế, 90 bài tạp chí trong nước. Riêng năm 2014, số lượng bài báo, báo cáo khoa học đạt tỷ lệ 2,05 bài/giảng viên/năm, trong đó có 50 bài ISI.
Nhà trường có 13 sản phẩm đã hoàn thành và 5 sản phẩm tiềm năng đang trong giai đoạn hoàn thành. Nổi bật là các sản phẩm Công nghệ chế tạo cảm biến đo từ trường trong trạm thu thông tin vệ tinh di động; cảm biến đo góc có độ nhạy và độ phân giải cao; khối tổ hợp máy phát công suất lớn nhận biết chủ quyền quốc gia; công nghệ thiết kế vi mạch điện tử chuyên dụng H264; phần mềm quản lý nhà trường. Gần đây nhất, nhóm nghiên cứu tin sinh học của Trường đã phân tích thành công hệ gen 3 cá thể người Việt trong cùng một gia đình.
Hoạt động sở hữu trí tuệ được đẩy mạnh với 1 sản phẩm được cấp chứng nhận giải pháp hữu ích, 6 sản phẩm nộp hồ sơ đăng ký sáng chế đang trong giai đoạn thẩm định. Trường ĐHCN được tổ chức sở hữu trí tuệ và phát minh thế giới (WIIPA) giao đầu mối tại Việt Nam lựa chọn và giới thiệu sản phẩm sáng chế, phát minh thanh thiếu niên tham dự Triển lãm IYIE.
 
Nhà trường tiếp tục chủ trương đề ra từ cuối nhiệm kỳ I, Đảng ủy chỉ đạo xây dựng đề xuất và lập dự án phát triển hướng nghiên cứu liên ngành về giám sát hiện trường. Ngoài ra, Nhà trường cũng trình ĐHQGHN xem xét đưa vào kế hoạch năm 2015 - 2017 dự án đầu tư chiều sâu về khoa học tính toán và xử lý dữ liệu lớn. Trường ĐHCN còn là đơn vị đầu tiên trong ĐHQGHN cấp đầy đủ tài khoản thư điện tử cho người học và hệ thông mạng không dây phủ khắp các giảng đường.
Trường ĐHCN đã chủ trì, phối hợp tổ chức 25 hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế tăng hơn 2 lần so với nhiệm kỳ trước.
Có thể nói tựu chung lại Nhà trường đã tạo dựng được uy tín và độ tin cậy trong đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ về các lĩnh vực công nghệ cao đối với Chính phủ, ĐHQGHN và các Bộ ngành. Nhờ vậy Trường ĐHCN tiếp tục được giao tham gia các dự án và đề án quan trọng.
 
 
 
Định hướng phát triển trường đại học nghiên cứu tiên tiến
Liên quan đến định hướng phát triển KHCN trong thời gian tới, Nhà trường mong muốn xây dựng Trường ĐHCN thành một trường đại học nghiên cứu tiên tiến, có vị thế cao trong hệ thống các trường đại học công nghệ kỹ thuật của Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới. Đầu tiên, Nhà trường sẽ quan tâm và tăng cường hỗ trợ để gia tăng được số sáng chế và giải pháp hữu ích.
Về mặt nghiên cứu khoa học cơ bản, Nhà trường quan tâm tới việc công bố trên các tạp chí hội nghị quốc tế hàng đầu đi cùng với việc tiếp tục phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành, đẩy mạnh các nhóm nghiên cứu mạnh, tạo điều kiện chủ trì các hội nghị quốc tế cũng như các tạp chí chuyên san về CNTT-TT được đánh chỉ số SCOPUS.
Về mặt quản lý các hoạt động KHCN, Nhà trường chủ trương kết hợp giữa mô hình quản lý phân tán các nhóm nghiên cứu với mô hình tổ chức tập trung các trung tâm nghiên cứu phát triển cấp khoa, cấp trường để tạo ra những sản phẩm đặc thù, chủ lực của Khoa và Trường.
Trong thời gian tới, bên cạnh các Trung tâm nghiên cứu phát triển tập trung cấp khoa, Nhà trường cũng mong muốn được sự ủng hộ của ĐHQGHN cũng như của các cơ quan quản lý Nhà nước để xây dựng một Viện khoa học tiên tiến về KHCN.
Nhà trường cũng quan tâm đến việc xây dựng các trung tâm xuất sắc về giám sát hiện trường, cũng như an toàn thông tin dựa trên hợp tác với các đối tác nước ngoài.
 
 
 
 Phát triển những sản phẩm của Nhà trường đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và cộng đồng
Ngoài ra, Nhà trường cũng quan tâm đến việc phát triển các phòng thí nghiệm theo kiểu chế thử để đẩy mạnh chuyển giao đối với các đối tác công nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ cao. Nhà trường sẽ quan tâm đến việc xây dựng các hợp tác, dự án về khoa học công nghệ với các đối tác công nghiệp theo hướng góp phần đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp. Và cuối cùng là hợp tác với các địa phương để tạo động lực thúc đẩy các sản phẩm phục vụ cộng đồng. Một điểm nhấn là xây dựng đơn vị, doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ tự chủ về mặt tài chính.
 
Trong những thời gian gần đây, Nhà trường đã được đầu tư khá lớn của Nhà nước về hai lĩnh vực là giám sát hiện trường và an toàn thông tin. Sẽ tập trung nguồn lực để có những sản phẩm đặc thù.
Nhà trường nhận thấy rằng các đối tác công nghiệp, công nghệ trong và ngoài nước sẽ là một trong những điểm nhấn để tạo ra những sản phẩm khoa học và công nghệ hướng tới đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo Tuyết Nga (Bản tin VNU số 292 +293)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về

Thổng kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 43


Hôm nayHôm nay : 14687

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 327533

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8861602