Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Trường Đại học Công nghệ và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển điện thoại di động Samsung (SVMC) cùng hợp tác phát triển công nghệ

Chủ nhật - 07/02/2016 20:24
Ngày 26/4, Trường Đại học Công nghệ đã tổ chức Hội thảo về Khoa học Công nghệ & Hợp tác Phát triển, và Triển khai hợp tác với Samsung SVMC.
Ngày 26/4, Trường Đại học Công nghệ đã tổ chức Hội thảo về Khoa học Công nghệ & Hợp tác Phát triển, và Triển khai hợp tác với Samsung SVMC.
 
Hội thảo nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác phát triển của Nhà trường trong giai đoạn mới. Hội thảo đã dành thời lượng khá lớn để bàn về thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực và triển khai nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó, hợp tác với Samsung SVMC là một trong những hợp tác điển hình được trao đổi tại hội thảo.
Tham dự hội thảo về phía Bộ Khoa học và Công nghệ có TS. Nguyễn Thành Vinh – đại diện Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia. Về phía Viện HL KH&CN Việt Nam có PGS. TS. Đinh Văn Mạnh - Viện trưởng Viện Cơ học. Về phía Samsung SVMC có TS. Phạm Ngọc Thái – đại diện Trung tâm R&D Samsung SVMC.Về phía ĐHQGHN có PGS.TS. Vũ Văn Tích - Trưởng ban Khoa học Công nghệ. Về phía Trường ĐHCN gồm có PGS.TS. Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu Nhà trường cùng lãnh đạo các phòng/ban chức năng, các khoa, trung tâm và phòng thí nghiệm mục tiêu.
Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Nguyễn Việt Hà khẳng định Trường ĐHCN ngay từ khi thành lập đã xác định là trường đại học phát triển theo định hướng nghiên cứu và trong giai đoạn vừa qua Nhà trường đạt nhiều kết quả, thành tích trong hoạt động nghiên cứu với nguồn đầu tư thông qua các hoạt động đề tài khoa học công nghệ trọng điểm (KC), Nghị định thư, Nafosted, và các đề tài hợp tác với các doanh nghiệp... Đối với việc hợp tác, Nhà trường đã xây dựng nhiều hợp tác lâu dài với các tập đoàn nước ngoài như Toshiba, Samsung... và việc nghiên cứu khoa học hướng tới ứng dụng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Trường.
Đây là buổi hội thảo đầu tiên đi theo chủ đề khoa học công nghệ hướng tới ứng dụng và sản phẩm nhằm đưa ra định hướng, trao đổi những kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Nhà trường mong muốn trao đổi để có những bước đầu định hướng kinh nghiệm về các vấn đề nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ (kinh phí, đội ngũ cán bộ...), mô hình tổ chức quản lý và cơ chế liên quan các hoạt động khoa học công nghệ (KHCN).
Tại hội thảo, GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy nhận định đây là sự kiện quan trọng trong phát triển chung về KHCN của Nhà trường. Hội thảo về chuyên đề và chuyên sâu về KHCN đầu tiên mà Nhà trường đứng ra tổ chức. Sự kiện còn có sự hỗ trợ tích cực và đặc biệt của Samsung, cũng là dấu ấn quan trọng trong cách thức tiếp cận về KHCN của Nhà trường trong giai đoạn mới.
Trong năm năm vừa qua, Nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu về khoa học công nghệ và bằng các phương diện khác nhau các đối tác cũng biết Nhà trường luôn giữ được các thành tích nghiên cứu ở mức cao. Số lượng công trình công bố khoa học được đăng là 2 bài/ giảng viên; trong đó, số bài báo quốc tế chiếm 80%. Chất lượng các công trình công bố cũng ở mức khá cao so với nhiều đơn vị đào tạo và nghiên cứu trong nước (trung bình 0,44 bài/giảng viên/năm trên các tạp chí thuộc danh sách ISI/Scopus). Kinh phí hỗ trợ trực tiếp các hoạt động nghiên cứu thu hút được từ nhiều nguồn khác nhau (ngân sách nhà nước, các quỹ, các đối tác doanh nghiệp…) là 90 triệu đồng/giảng viên. Nhà trường trở thành địa chỉ cho khá nhiều học giả tham gia vào công tác nghiên cứu, đào tạo sau đại học. Ngoài sản phẩm khoa học và trí tuệ, Nhà trường còn chú trọng vào phần quan trọng là uy tín quốc tế, trao đổi và giao lưu cộng đồng nghiên cứu và giảng viên cũng như sinh viên.
Nhà trường đang chuyển từ phương thức GRIN - lấy các công nghệ mũi nhọn làm chủ đạo để phát triển và thời gian gần đây, hướng dần sang khoa học liên ngành và công nghệ tích hợp, công nghệ xanh để phục vụ, hướng tới phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt quan tâm đến công nghệ phục vụ hợp lý và hiệu quả hơn). Bên cạnh đó, Nhà trường định hướng từ mô hình sao - lấy CNTT làm trung tâm, các lĩnh vực và ngành khác sẽ hỗ trợ phát triển CNTT chuyển dần sang mô hình tương liên là sự tương tác thực sự liên ngành giữa các lĩnh vực CNTT, ĐTVT, VLKT&CNN và CHKT&TĐH.
Việc phát triển mô hình về phòng thí nghiệm đi cùng với mô hình bộ môn cũng được Nhà trường quan tâm. Đồng thời, các khoa đang di chuyển theo hướng mô hình nghiên cứu và phát triển nằm trong khoa để đẩy mạnh việc phát triển tạo ra các sản phẩm công nghệ tiêu biểu. Nhà trường cũng tập trung đến hội nhập về mặt nghiên cứu cộng đồng, đặc biệt là khu vực ASEAN.
Phần thảo luận đã diễn ra sôi nổi với các ý kiến tập trung việc triển khai hợp tác thực tế về nghiên cứu, ứng dụng và sản phẩm giữa Trường ĐHCN với Samsung SVMC.
Trường ĐHCN và SamSung SVMC đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong thời gian 3 năm cùng nguồn kinh phí hơn 7 tỷ đồng. Từ tháng 8/2014 đến nay, hoạt động hợp tác đã đạt các kết quả với việc trang bị và đưa vào sử dụng Phòng thực hành Samsung - UET tại nhà G2 gồm 41 bộ bàn ghế, 41 bộ máy tính, 41 thiết bị di động của Samsung, hệ thống trình chiếu... Về học bổng, Samsung cam kết cấp 20 suất (50 triệu/sinh viên/năm) với yêu cầu làm việc ít nhất 1 năm sau khi ra trường. Năm 2014, số lượng hồ sơ đăng ký là 52 sinh viên thuộc các khoa CNTT, ĐTVT; 15 sinh viên đã được lựa chọn và nhận học bổng (những sinh viên này sẽ trở thành cán bộ nghiên cứu của SVMC kể từ tháng 6/2015). Về chương trình đào tạo, hai bên đã tổ chức đào tạo bổ sung theo đặt hàng của Samsung gồm lập trình Java, Android với tổng số sinh viên tham dự là 94 sinh viên. Về chương trình nghiên cứu, toàn trường có 16 đề xuất nghiên cứu hướng tới các ứng dụng cho thiết bị di động của Samsung; 2 trong số 16 đề xuất đã được phê duyệt và cấp kinh phí.
Kế hoạch triển khai hợp tác năm 2015 gồm chương trình học bổng (20 suất), chương trình đào tạo(Java, Android, Samsung mobile course, tiếng  Hàn), chương trình nghiên cứu tiếp tục tiếp nhận các đề xuất và chỉ tiêu tối thiểu 5 nhiệm vụ được triển khai. Hai bên sẽ phối hợp tổ chức cuộc thi viết ứng dụng cho thiết bị di động (Samsung Mobile Contest).
Tuyết Nga (UET-News)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về

Thổng kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 38


Hôm nayHôm nay : 14014

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 326860

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8860929